ieco vietnam

Những điều cần lưu ý khi dùng dao gia công cơ khí

Để có được những sản phẩm gia công cơ khí chất lượng, chính xác cao, đẹp mắt, sáng bóng, không bị răng cưa,... nhằm tiết kiệm chi phí và đạt hiệu suất mong muốn, người thợ cần phải nắm rõ những yếu tố quyết định liên quan đến việc dùng dao gia công cơ khí. Bài viết dưới đây là những yếu tố bạn cần lưu ý.

Những điều cần lưu ý khi dùng dao gia công cơ khí


Thao tác với dao gia công cơ khí là một công đoạn tích hợp


Chọn chế độ cắt là yếu tố quyết định đến việc dùng dao gia công cơ khí có chuẩn xác và đạt hiệu quả cao hay không. Đây là công đoạn xác định số lần chạy dao cắt, chiều sâu cắt, lượng chạy dao, công suất cần thiết,... theo yêu cầu gia công của sản phẩm.
Xác định được chế độ cắt hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí và thời gian. Đây là nền tảng tạo ra những sản phẩm có giá rẻ, được thị trường đón nhận. Việc chọn đúng kết cấu dao, các thông số hình học, phương pháp mài cắt, độ ghé của dao khi thao tác,... là điều kiện tiên quyết để các công ty gia công cơ khí theo yêu cầu có được các sản phẩm làm hài lòng khách hàng của mình.
Vì vậy, khi sử dụng chế độ cắt trên bản vẽ, người thợ gia công cơ khí thường phải diễn tả thật đầy đủ, chi tiết các thông tin về kích thước, hình dáng, độ bóng bề mặt, đặc trưng vật liệu sản phẩm cũng như trạng thái cơ tính, trạng thái lớp bề mặt phôi,... để tiến hành gia công cơ khí chuẩn xác, đạt yêu cầu.


Xem thêm:


Những điều cần lưu ý khi sử dụng dao gia công cơ khí


Khi gia công cơ khí bằng máy CNC cũng như dùng dao cơ khí bạn cần phải lưu ý những điều sau:
- Chiều sâu cắt: là khoảng cách giữa các bề mặt đã và đang gia công đo theo chiều vuông góc với mặt mà máy gia công cơ khí CNC đã gia công.
- Lượng chạy dao: là khoảng cách dịch chuyển của dao gia công cơ khí chạy trên vòng quay của phôi hoặc khoảng cách dịch chuyển của phôi trong một lần chạy dao. Thường có các thông tin liên quan đến lượng chạy dao dọc, ngang, nằm ngang, thẳng đứng,...
- Chiều rộng của phôi: là khoảng cách giữa bề mặt của kim loại tấm.
- Chiều dày phôi: được đo vuông góc, là khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp sau một quá trình gia công cơ khí đột dập hay một lần chạy dao.
- Tốc độ cắt: được tính bằng đơn vị m/s, là quãng đường dao cơ khí có thể thực hiện gia công trên một diện tích bề mặt của tấm kim loại.


Chỉ khi nắm chắc được các thông số trên bạn mới có thể thực hiện gia công cơ khí chính xác để có được những sản phẩm chất lượng cao. Nếu cần tư vấn thêm hoặc đặt mua máy giá công cơ khí hãy liên hệ tới Công ty cổ phần thiết bị công nghệ IECO Việt Nam. Những kỹ sư giàu kinh nghiệm tại đây sẽ giúp bạn có được quyết định đúng đắn giúp bản thân sớm sở hữu nhiều thành phẩm chất lượng với giá thành phải chăng.

pay
hotline